Án lệ Việt Nam
Án lệ Việt Nam

Án lệ Việt Nam

Án lệ Việt Nam là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án Việt Nam về một vụ việc cụ thể được lựa chọn và công bố là án lệ bởi chủ thể có thẩm quyền để tòa án các cấp nghiên cứu, áp dụng trong xét xử tại Việt Nam.[1] Nguồn của án lệ đến từ lý lẽ ở văn bản tố tụng của cơ quan xét xử khắp cả nước, trở thành án lệ thông qua thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao, lựa chọn bởi Hội đồng Thẩm phán và công bố bởi Chánh án. Án lệ là một bộ phận của pháp luật, được xem xét để áp dụng trong tố tụng xét xử mọi lĩnh vực pháp luật ở Việt Nam gồm dân sự, hình sự, hành chính, lao động, kinh doanh thương mại và hôn nhân gia đình, tuy nhiên chỉ là cơ sở để viện dẫn và không mang tính bắt buộc.[2]Trong lịch sử, án lệ Việt Nam đã xuất hiện từ thời phong kiến dưới sự ảnh hưởng của hệ thống luật thành văn qua các triều đại Nhà Lý, Nhà Trần, Nhà Lê, Nhà Nguyễn. Theo đó, kết luận của quan xử án trong các vụ việc được cân nhắc và là án lệ khi được đưa trực tiếp vào việc soạn thảo, in ấn của những bộ luật hoặc lưu trữ để đối chiếu về sau với số lượng không lớn. Tới thời cận hiện đại và thế kỷ XX, Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của các nước như Pháp, Hoa Kỳ, án lệ được xem là quyết định hoặc bản án của tòa cấp trên có giá trị ràng buộc đối với tòa cấp dưới, các tòa phá án cũng phải tôn trọng quyết định trước đó của bản thân mình.[3] Khoảng thời gian tiếp theo, án lệ từng trải qua giai đoạn không tồn tại trong hệ thống pháp luật, dần dần xuất hiện để xem xét nghiên cứu xây dựng và phát triển trở lại, trở thành một phần của pháp luật ở thời kỳ hiện nay.[4]

Án lệ Việt Nam

Nguồn án Bản án sơ thẩm
Bản án phúc thẩm
Quyết định giám đốc thẩm
Chức năng Áp dụng xét xử
Đặc tính Không bắt buộc
Lĩnh vực Dân sự
Hình sự
Hành chính
Hôn nhân gia đình
Kinh doanh thương mại
Lao động
Đề xuất Cơ quan, tổ chức, cá nhân
Tòa án các cấp
Lịch sử Xuất hiện từ thời Lê sơ
Xây dựng lại từ 2016
Trang Web Án lệ Việt Nam
Công bố Chánh án
Thông qua Hội đồng Thẩm phán